0888.42.6656

Chiến lược mới cho INFLUENCERS – KOLS năm 2020

marketing qua influencers

Dịch vụ thuê Influencers – KOLs hiện đang là một trong những hình thức quảng cáo đang dần phổ biến hiện nay. Vì những lợi ích mà các Influencer đem lại cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mà những người này mang lại. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về lĩnh vực Influencers này nhé!

1. Hiểu đúng khái niệm influencer

Influencer là cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác. Thay vì doanh nghiệp trực tiếp quảng cáo đến các khách hàng. Họ nhờ những cá nhân này để tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Họ có nhiều yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng công nhận như quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ…. Trong giai đoạn phát triển của mạng xã hội (social platform), càng giúp cho những người này có sức ảnh hưởng hơn, truyền tải thông điệp nhanh hơn và tất nhiên họ có thể thuyết phục một phân khúc đối tượng khách hàng nhất định.

Influencer có sức ảnh hưởng càng cao, càng thu hút sự chú ý của thương hiệu trong quá trình tìm kiếm gương mặt đại diện và quảng bá sản phẩm.

Influencers là gì
Influencers là gì

–> Bạn sẽ quan tâm: Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng dịch vụ quảng cáo facebook hiệu quả

2. Tiêu chí đánh giá và phân tích influencer trên mạng xã hội

Do sự bùng nổ của mạng xã hội, Influencer được xem là một ngành công nghiệp bùng nổ với số lượng Influencer tăng nhanh chóng mặt, khiến việc tìm ra gương mặt phù hợp đối với thương hiệu ngày càng khó khăn hơn. Dưới đây là 4 tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer trên mạng xã hội:

Reach (Độ phủ): Được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của Influencers trên mạng xã hội.  Tất nhiên là sẽ có nhiều người sẽ biết đến Influencers này. Nhưng để đo lường chính xác thì chúng ta sử dụng số lượt người theo dõi.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn ưu tiên những Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người.

Relevance (Sự liên quan): sự liên quan giữa lĩnh vực mà Influencers hoạt động và lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh. Relevence thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:

Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn

Demographic (Thông tin nhâu khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động

Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm

Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm của họ

Tiêu chí đánh giá Influencers
Tiêu chí đánh giá Influencers

Resonance: mức độ tương tác của fan với loại nội dung mà Influencers tạo ra. Mỗi nội dung được viết bởi Influencers, những người theo dõi sẽ có những mức độ tương tác khác nhau tùy thuộc vào nội dung đó có hữu ích hay không.

Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.

Sentiment (chỉ số cảm xúc): là nhân tố cực kì quan trọng mà marketer cần lưu ý. Cụ thể, việc người này có thể mang lại cảm giác tích cực hay tiêu cực cho target audience (cộng đồng mục tiêu sẽ tác động mạnh mẽ) đến brand love (cảm tình dành cho thương hiệu) của người tiêu dùng. Có nghĩa là đôi khi họ sẽ mang lại việc tẩy chay thương hiệu đó vì hình ảnh xấu của Influencers

3. các loại Influencer chính

Các loại influencers
Các loại influencers

VIPs/CELEBRITIES (Người nổi tiếng/Người của công chúng): người có danh tiếng, thu hút sự chú ý của truyền thông và công chúng như diễn viên, người mẫu, ca sĩ, MC, vận động viên,… là nhóm influencer có độ nhận diện rộng nhất.

Tuy nhiên chi phí cũng khá cao và để lựa chọn influencer trong nhóm này hiệu quả, cần đánh giá nhiều yếu tố trước khi quyết định.

– PROFESSIONAL INFLUENCERS (Các chuyên gia, người có chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng trong ngành hàng): Những người này có độ Reach tương đối cao tuy thấp hơn VIPs, cũng có mức độ Resonance và Relevance cũng cao, vì họ có chuyên môn, kiến thức. Dễ được các fan tin tưởng và tin dùng.

– CITIZEN INFLUENCERS (Những người có 5000+ friends và followers có những chia sẻ về lĩnh vực, kiến thức, tạo được nhiều sự chú ý, Những người tiêu dùng có chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, đánh giá về sản phẩm: Những người có độ Resonance và Relevance tương đối cao, tuy nhiên độ Reach thấp nhất trong 3 nhóm influencer.

4. Những xu hướng mới của influencer marketing trong năm 2020

Để lựa chọn những Influencers phù hợp cho thương hiệu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới những xu hướng mà các Influencers sẽ đi trong năm 2020, để đi cùng với họ trong tương lai dài hạn.

Xu hướng Influencers trong tương lai
Xu hướng Influencers trong tương lai

Sáng tạo là tiêu chí ưu tiên hàng đầu cho Content

Nội dung là ưu tiên hàng đầu của các Influencer khi hiện nay thông tin là quá nhiều. Nếu nội dung quá nhàm chán, không thú vị, hấp dẫn thu hút được khán giả sẽ dẫn đến việc thất bại nhanh chóng của các Influencer.

Chính vì thế mà nếu Influencer nào có những content độc đáo sẽ được nhiều thương hiệu theo đuổi và đây sẽ là tiêu chí chọn lựa các đại sứ hình ảnh trong năm 2020.

Hiện nay, quảng cáo nhồi nhét đã trở thành nỗi ám ảnh cho khán giả trong suốt nhiều năm. Một ngày người dùng sẽ gặp rất nhiều quảng cáo và trung bình một ngày sẽ có tới 4000 quảng cáo mà một người bình thường sẽ bắt gặp, vậy điều quan trọng là làm sao để nội dung của thương hiệu sẽ nổi bật và được khách hàng ghi nhớ. Cũng là một lưu ý cho các doanh nghiệp khi lựa chọn quảng cáo.

Sự phù hợp giữa influencers và thương hiệu.

Thời gian gần đây khi đã có rất nhiều Influencer thì việc đánh giá họ thông qua lượt follow, lượt like không còn được chính xác. Thực tế, nếu Ininfluencer không phù hợp với thương hiệu thì họ cũng không thể mang lại hiệu quả cho chiến dịch.

Vì vậy, thay vì dựa vào số lượng fan đông đảo của Influencer, nhãn hàng nên chọn những Influencer đã được kiểm duyệt về chất lượng follower, họ đã loại trừ các hồ sơ mua likes, hồ sơ không hoạt động trong vòng ít nhất 3 tháng… được định nghĩa là “Qualified Influencer”.

Đó mới chính là các Influencer xứng đáng để nhãn hàng hợp tác và có thể mang lại hiệu quả thực sự, giúp nhãn hàng tiếp cận được đúng đối tượng hướng tới và gia tăng khả năng tạo ra doanh số.

Sự phù hợp giữa Influencers và thương hiệu
Sự phù hợp giữa Influencers và thương hiệu

Thị trường Influencer sẽ được “thanh lọc”

Ngày nay, khi thế giới ngày càng minh bạch và hướng tới sự công bằng hơn. Thì Facebook cũng như những mạng xã hội trên thế giới ngày càng quyết liệt để chống các like hay follower hack

Facebook sử dụng thuật toán trên, 99% fanpage có trên 10.000 lượt thích sẽ bị giảm khoảng 3% lượt like. Đó cũng là số like hay tài khoản ảo mà người dùng mạng xã hội facebook đã mua từ đơn vị cung cấp dịch vụ bán like, followers.

Hàng loạt Fanpage sử dụng Like ảo đã vĩnh viễn biến mất khỏi Facebook, một số Fanpage lớn với lượng người theo dõi đông đảo cũng dần heo hút do số Like ảo đã bị Facebook xóa sạch.

Vì thế, đây cũng sẽ là cơ hội cho các nhãn hàng có tập trung vào những influencer thực sự chất lượng, phù hợp với thương hiệu, cùng khoảng thời gian hoạt động ổn định.

Họ  này tạo ra giá trị cho khán giả của mình và kiến tạo giá trị cho thương hiệu mà họ hợp tác.

Hình thức tương tác trực tiếp với các influencer vẫn sẽ được khai thác

Kết quả khảo sát của Vero ASEAN với giới trẻ Việt Nam thuộc gen Y và gen Z cho thấy, những người trẻ sẽ có xu hướng tin tưởng hơn vào những người có ảnh hưởng trên các nền tảng trực tuyến (các blogger, streamer, Vlogger) hơn so với những influencer thông thường.

Sự tương tác, lồng ghép khéo léo giữa thông điệp của thương hiệu và câu chuyện của các blogger đã làm việc tiếp cận khách hàng trở nên tự nhiên hơn rất nhiều, tránh được định kiến của khách hàng về sản phẩm có gắn mác “được tài trợ” hay quảng cáo.

————————————————————————

LIÊN HỆ
Hotline: 0888 42 6656 – 0971 72 6656
Email: info@seovip.vn
Website: www.ads.danang.vn
Trụ Sở Chính: 181 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng – Google Maps
Giấy phép kinh doanh số: 0401761629

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *